Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm COVID-19. Trẻ em ít có khả năng bị bệnh nặng hơn người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Triệu chứng
Ở người lớn, các triệu chứng
phổ biến bao gồm sốt và ho, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể bị viêm
phổi nặng và khó thở, sốc hoặc đông máu lan tỏa. Trẻ em bị COVID-19 cũng có thể
có những triệu chứng này, nhưng khả năng bị bệnh nặng ít hơn.
"COVID-19 thường gây
ra các triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường... Do đó,
khi trẻ có các dấu hiệu như: ho, sốt, khó thở, chảy nước mũi, mệt mỏi, chán
ăn…, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn,
chẩn đoán và điều trị kịp thời", TS. BS Phan Hữu Phúc cho biết.
Nếu trẻ em hiện có một số
vấn đề sức khỏe như rối loạn di truyền, bệnh lý thần kinh nặng, bệnh tim bẩm
sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hen suyễn
và các bệnh phổi khác hoặc hệ thống miễn dịch của trẻ kém thì sẽ có nguy cơ mắc
COVID-19 cao hơn và các triệu chứng bệnh có thể nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị
Hiện không có phương pháp
điều trị đặc hiệu nào đối với COVID-19. Hầu hết những trẻ khỏe mạnh bị nhiễm bệnh
đều có thể tự khỏi và thường sẽ khỏi bệnh trong vòng một hoặc hai tuần. Đó là đối
với những trẻ có hệ miễn dịch tốt, có khả năng chống chọi lại virus.
Biện pháp phòng tránh
Sức đề kháng của cơ thể
là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đối
với trẻ em thì hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn
kém. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa... là
biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt.
Vì vậy, ngoài việc quan
trọng là giữ trẻ ở nhà để đảm bảo an toàn thì phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ,
đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường
xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi của trẻ, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.
Một điều quan trọng nữa
là phải có chế độ ăn uống hợp lí, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường
sức đề kháng.
Đối với các trẻ sơ sinh:
Cho bé bú thật nhiều sữa
mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh
được nhiều loại bệnh,
Đối với các trẻ lớn hơn:
- Cho trẻ uống đủ nước
- Ăn đảm bảo đầy dủ 4
nhóm thực phẩm (đạm, béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất)
- Tăng cường các thực phẩm
giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc, ...
- Bổ sung các loại rau củ,
hoa quả chứa nhiều vitamin C, E, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp
tăng sức đề kháng cho trẻ.
Vậy nên giữ gìn sức đề kháng
tốt cho trẻ là biện pháp giúp trẻ tự trang bị cho bản thân “một lớp giáp bảo vệ”
tránh khỏi các tác nhân xấu gây hại cho sức khỏe. Nhất là trong tình hình dịch
bệnh hiện nay.
0 Nhận xét