PHÂN BIỆT KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC

 KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC

   Nhắc đến việc phân biệt các loại kem chống nắng hẳn các nàng sẽ nghĩ ngay đến 2 cái tên vật lý và hóa học đúng không. Thực chất thì người ta sẽ chia chúng theo kem chống nắng vô cơ và kem chống nắng hữu cơ. Nhưng dễ giúp người dùng dễ hiểu các nhà marketing chia chúng theo hai loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

  Và bài này mình cũng xin chia theo vật lý và hóa học để các nàng dễ hình dung nha.

Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

What Are the Ingredients in Sunscreen and What Do They Do?


Kem chống nắng vật lý - Sunblock:

Bình thường nhắc đến tác dụng của kem chống nắng vật lý thì các nàng toàn nghe nói là nó là loại kem chống nắng vô cơ có khả năng phản xạ lại các tia UV giúp phản xạ tia UV để bảo vệ da đúng không nhưng thật sự nó chỉ phản xạ một số bức sóng mà thôi còn một số bước sóng nó sẽ hấp thụ và chuyển hóa thành nhiệt năng rồi biến mất.

Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý: Zinc Oxide và Titanium Dioxide.

Kem chống nắng vật lý có tên tiếng anh là Sunblock.

Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Ưu điểm 

  • Kem chống nắng vật lý là dạng kem chống nắng lành tính và ít gây kích ứng nhất cho da, phù hợp với cả da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm.
  • Sau khi thoa có thể ra ngoài luôn mà không cần đợi kem ngấm vào da.
  • Bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB
  • Bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường.

Nhược điểm: 

  • Do có thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide nên khi dùng thường để lại vệt trắng.
  • Kết cấu kem đặc, điều này dễ khiến bí da.
  • Dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi khi hoạt động ngoài trời nhiều hoặc tiếp xúc với nước.

Kem chống nắng hóa học – Suncreen:

Là kem chống nắng được điều chế từ những thành phần hóa học, nó hoạt động như một miếng lọc tia UV, bảo vệ da toàn diện bằng cách hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ có khả năng ngăn được một loại tia UVA hoặc UVB.

Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, Tinosorb, octylcrylence…

Ưu – Nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Ưu điểm

  • Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ nên ít gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Không gây vệt trắng trên da.

Nhược điểm

  • Do chứa thành phần hóa học nên dễ gây kích ứng cho da đặc biệt là da nhạy cảm và khi bôi gần mắt có thể sẽ gây khó chịu hoặc cay mắt.
  • Kém bền vững dưới tác động của môi trường, vì thế thời gian bôi lại kem chống nắng hóa học sẽ nhanh hơn so với vật lý.
  • Cần phải đợi 15-20 phút để kem có thấm trên da trước khi ra ngoài.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét